TIN TỨC TỪ SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

THƯ MỜI


Ngày đăng :   14/11/2018

Ngày đăng :   12/11/2018

Ngày đăng :   12/11/2018

THÔNG BÁO


Ngày đăng :   15/11/2018

Ngày đăng :   14/11/2018

Ngày đăng :   13/11/2018

VĂN BẢN


Ngày đăng :   01/06/2018

Ngày đăng :   23/05/2018

Ngày đăng :   31/10/2017

DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE

VitaminA - Bạn của đôi mắt

Thiếu ăn hiện nay không còn là vấn đề cấp bách của xã hội. Tuy nhiên, ăn uống như thế nào để đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và cân đối hợp lý về thành phần các chất dinh dưỡng cần phải được quan tâm nhiều hơn. Trong đó, các vitamin và khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng nhưng lại dễ bị thiếu trong khẩu phần ăn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiếu vitamin A ảnh hưởng 19 triệu phụ nữ mang thai và 190 triệu trẻ em ở lứa tuổi tiền học đường và là vấn đề sức khoẻ cộng đồng của hơn một nửa các nước đặc biệt là các nước Châu Phi và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Dân gian có câu “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay” nhưng thiếu vitamin A lại là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở trẻ em mà có thể phòng ngừa được nếu chúng ta hiểu biết và thực hành đúng. Trẻ dưới 5 tuổi rất dễ bị thiếu vitamin A do nhu cầu tăng cao cho sự tăng trưởng nhưng chế độ ăn thường không đa dạng và không đủ. Hơn nữa, trẻ hay mắc các bệnh nhiễm trùng và giun sán làm tăng hao hụt vitamin A. 

Chức năng đặc trưng nhất của vitamin A là tác dụng trên võng mạc mắt giúp cho mắt có thể thích nghi với sự thay đổi “sáng - tối” một cách nhanh chóng. Khi thiếu vitamin A thì mắt dễ bị loá và mất thời gian lâu mới nhìn lại như bình thường.

Vitamin A giúp thúc đẩy sự phát triển và biệt hóa các tế bào biểu mô ở mắt, da, đường hô hấp, tiết niệu và ống tiêu hóa. Trong cơ thể, các tế bào biểu mô liên tục được thay thế bằng các tế bào mới nên vitamin A cần được cung cấp thường xuyên. Khi thiếu vitamin A, tế bào biểu mô bị sừng hóa, giảm sản xuất dịch nhày dẫn đến giảm sức đề kháng của cơ thể đối với sự xâm nhập của tác nhân lạ (vi trùng, bụi. . .). Do đó, thiếu vitamin A dẫn đến sừng hóa biểu mô giác mạc có thể gây loét và mù lòa do thiếu vitamin A (gọi là bệnh khô mắt), dễ mắc các bệnh như viêm hô hấp, tiêu chảy, sởi. Vitamin A còn có vai trò trong sự tăng trưởng và phát triển của xương. Khi thiếu vitamin A, trẻ sẽ chậm tăng trưởng, thậm chí sụt cân.

Nhu cầu vitamin A thay đổi theo từng lứa tuổi và tình trạng sinh lý (có thai hay cho con bú). Nhu cầu này ở trẻ em 0 – 5 tuổi là 375-450mcg va người trưởng thành là 500-600mcg. Người hút thuốc hoặc uống rượu thì nhu cầu vitamin A sẽ cao hơn do thuốc lá ngăn cản quá trình hấp thu vitamin A vào cơ thể, còn rượu thì sẽ làm cạn kiệt lượng vitamin A sẵn có trong cơ thể..

Vitamin A trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như gan, thịt, cá, trứng, sữa toàn phần và một số thức ăn bổ sung. Sữa mẹ, đặc biệt là sữa non rất giàu vitamin A. Thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, vitamin A có nhiều trong các loại rau quả có màu xanh và vàng đậm như rau muống, rau dền, mồng tơi, rau đay, rau ngót, bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ, xoài, đu đủ, gấc…. Vì vitamin A tan trong chất béo nên chế độ ăn có dầu mỡ sẽ giúp hấp thu tốt vitamin A. 


Để phòng ngừa thiếu vitamin A, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên được bú sữa mẹ vì sữa mẹ rất giàu vitamin A, đặc biệt là sữa non. Bà mẹ cũng cần uống vitamin A liều cao (200.000 IU) bổ sung ngay sau sanh để bảo đảm sữa mẹ có đủ vitamin A cho trẻ. Đối với trẻ dưới 6 tháng nhưng không bú mẹ cũng cần được bổ sung vitamin A tại trạm y tế với liều duy nhất 50.000 IU vitamin A.

Trẻ 6-36 tháng tuổi đều phải được bổ sung vitamin A liều cao mỗi 6 tháng (vào ngày 1-2 tháng 6 và 1-2 tháng 12) tại các điểm uống vitamin A. Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A như trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị sởi, hoặc bệnh nhiễm trùng tái đi tái lại, tiêu chảy kéo dài… cũng cần được uống vitamin A liều cao.


Chế độ ăn nên có đủ thực phẩm giàu vitamin A. Sử dụng thực phẩm giàu vitamin A nên kèm với chế độ ăn có đủ chất béo trong khẩu phần để vitamin A hấp thu được dễ dàng. 



 

Các tin khác

  • Món ăn ngày Tết cho người cao tuổi