Sử dụng trái cây ở người bệnh đái tháo đường ra sao?
Lợi ích của trái cây:
Trái cây là nguồn cung cấp nước, đường, chất xơ, nhiều vitamin C, vitamin nhóm B, chất khoáng Can xi, Magie, Kali… Năng lượng từ trái cây chủ yếu cung cấp do lượng đường chứa trong trái cây. Chất đạm trong trái cây ít. Chất béo trong trái trái cây cũng ít trừ trái bơ, sầu riêng. Chất xơ trong trái cây giúp chống táo bón và giúp giảm mỡ máu. Vitamin C giúp tạo collgen, tăng sức đề kháng cơ thể, …
Người bệnh đái tháo đường cần quan tâm lượng đường trong chứa trong mỗi loại trái cây:
Lượng đường chứa trong mỗi loại trái cây khác nhau có thể làm tăng đường huyết ít hoặc nhiều. Nước thường chiếm 75-95% trong trái cây, thường đường nhiều thì ít nước và ngược lại, đường it thì nhiều nước. Chất đường trong trái cây khô chiếm 40-60%, cao hơn trong trái cây tươi nếu tính trên cùng cân lượng. Tỷ lệ chất đường trong trái cây phụ thuộc vào giống cây, nơi trồng.

Nguyên tắc chọn trái cây ở người đái tháo đường:
- Nên ăn thay đổi, không theo thói quen thích ăn một số loại trái cây nhất định.
- Nên chọn trái cây tươi. Hạn chế sử dụng trái cây sấy hoặc phơi khô vì tỉ lệ đường cao, lượng các chất dinh dưỡng bị thay đổi khi chế biến, chất phụ gia và chất bảo quản.
- Chọn trái cây có nhiều chất xơ và nhiều nước.
- Trái cây làm tăng đường huyết nhiều như sấu riêng, mít, vải, nhãn… thì nên ăn lượng ít, trái cây ít ngọt như thanh long, bưởi, củ sắn, cóc, ổi, táo, lê, … thì có thể ăn số lượng nhiều hơn.
- Người đái tháo đường thường chỉ nên ăn tối đa 2-3 lần trái cây mỗi ngày, lượng ăn có thể tư vấn bác sĩ tính toán theo nhu câu năng lượng hằng ngày. Người đái tháo đường có thể ăn trái cây tráng miệng, tuy nhiên nếu đường huyết sau ăn vượt cao quá thì nên ăn cách xa bữa ăn.
- Không ăn trái cây thay cho bữa ăn chính.
- Cơ thể người bệnh đái tháo đường có khác nhau nên cùng lượng, cùng loại trái cây ăn vào nhưng mức đường huyết thay đổi cũng khác nhau ở mỗi người, điều này cần kinh nghiệm của mỗi người mà chọn loại trái cây cho thích hợp.
- Nếu có thể ăn trái cây cả vỏ, xác, chất xơ làm hấp thu đường chậm và có khả năng chống táo bón, không nên ép thành nước để uống vì dễ tăng đường huyết cao sau ăn. Nước ép trái cây như nước cam, dứa…hay nước dừa, nước mía chỉ có thẻ dùng khi cấp cứu hạ đường huyết nếu không có sẵn thức ăn, nước uống khác.
Có thể bạn quan tâm
LỊCH HƯỚNG DẪN NẤU ĂN
LỊCH HƯỚNG DẪN NẤU ĂN [...]
Đừng để trẻ thiếu Vitamin A vì thiếu hiểu biết của gia đình
Việt Nam là xứ nhiệt đới với nhiều loại rau trái và [...]
BỔ SUNG IỐT VÀO HẠT NÊM – GIẢI PHÁP MỚI CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG THIẾU HỤT IỐT TRONG CỘNG ĐỒNG
Đỗ Thị Ngọc Diệp 1 , Tạ Thị Lan 2 , Trần Bích Vân 3 , Phạm [...]
Tổ chức thành công Hội nghị Dinh dưỡng mở rộng lần 7
Hội nghị Dinh dưỡng TP.HCM mở rộng lần thứ 7 với chủ [...]
Trung tâm Dinh dưỡng khai trương “Đơn vị Tiết chế – Vận động Trị liệu”
Dinh dưỡng và vận động là các yếu tố quan trọng trong [...]
Sử dụng đường ăn kiêng ở người đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường mà hảo ngọt không nên sử dụng [...]