TIN TỨC TỪ SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

THƯ MỜI

THÔNG BÁO


Ngày đăng :   04/02/2020

Ngày đăng :   03/02/2020

Ngày đăng :   03/02/2020

VĂN BẢN


Ngày đăng :   07/02/2020

Ngày đăng :   07/02/2020

Ngày đăng :   07/02/2020

PHÒNG CHỐNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM

6 hiểu lầm trong phòng chống béo phì ở trẻ em

Thừa cân béo phì ở trẻ em là một vấn đề dinh dưỡng cộng đồng báo động tại TPHCM khi thừa cân béo phì ở chiếm tỉ lệ cao và ngày càng gia tăng nhanh chóng. Theo khảo sát mới nhất của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, 41.4% học sinh phổ thông thừa cân béo phì. Tỉ lệ này tăng hơn gấp đôi so với khảo sát 5 năm trước (18.6%). Thừa cân béo phì gia tăng theo tuổi từ 15.3% ở trẻ dưới 5 tuổi và đạt đỉnh cao 51.8% ở học sinh tiểu học, tiếp tục cao ở mức 35.5% ở học sinh trung học cơ sở và giảm còn 19.5% ở học sinh trung học phổ thông.

Thừa cân béo phì là sát thủ thầm lặng gây ra tăng huyết áp, tăng mỡ máu, rối loạn đường huyết, đái tháo đường, bệnh tim mạch, ung thư ở trẻ và khi trưởng thành. Tăng mỡ máu, tăng huyết áp và tăng đường huyết do béo phì có thể xuất hiện khi còn rất trẻ. 

Tuy nhiên có nhiều điều mà người lớn còn chưa hiểu và thực hành đúng dẫn đến việc chậm trễ hay sai lầm trong phòng chống thừa cân béo phì cho trẻ. 

Béo phì là khi trẻ rất mập
Điều này là hoàn toàn sai và trên thực tế nhiều cha mẹ thường than phiền là trường học hay cơ sở y tế chẩn đoán trẻ bị thừa cân béo phì trong khi trẻ có ngoại hình có vẻ bình thường. Trẻ được chẩn đoán béo phì khi trẻ có cân nặng vượt quá 20% so với cân nặng trung bình ở trẻ cùng tuổi và giới tính. Ví dụ trẻ trai 6 tuổi có cân nặng và chiều cao trung bình là 20.5kg và 116 cm, nếu trẻ tăng thêm 4.5kg từc là 25kg thì trẻ đã được chẩn đoán béo phì. Để biết cân nặng trung bình của trẻ từng lứa tuổi, hãy tư vấn với nhân viên y tế. Việc chẩn đoán sớm giúp phòng ngừa sớm bởi vì điều trị giảm cân rất khó thành công đặc biệt là ở giai đoạn rất mập. 

Béo phì cần dùng thuốc điều trị
Không hoàn toàn đúng. Thực ra rất ít thuốc được cho phép sử dụng trong điều trị béo phì ở trẻ em. Ngoài ra ở những trường hợp béo phì nhẹ và ở trẻ nhỏ, điều trị chủ yếu là giáo dục thay đổi lối sống của trẻ và cả gia đình hướng đến xây dựng những thói quen ăn uống vận động lành mạnh làm hành trang cho trẻ sử dụng suốt đời. Các thuốc bác sĩ kê đơn cho trẻ béo phì thường là những thuốc cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất đạm cần thiết cho trẻ phát triển mà khi việc ăn kiêng làm cho thể bị thiếu hụt. 

Nhịn ăn sáng giúp giảm bớt năng lượng ăn vào
Một trong những biện pháp đầu tiên mà trẻ hoặc người nhà thực hiện khi được chẩn đoán là béo phì là nhịn ăn sáng. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm ở cà trẻ em và người lớn. Cơ thể chúng ta có cơ chế tự cân đối năng lượng ăn vào trong ngày và qua từng ngày. Nếu chúng ta nhịn ăn vào buổi sáng thì buổi chiều sẽ tự ăn nhiều hơn để bù vào lượng thiếu hụt. Việc ăn nhiều vào buổi chiều tối càng gia tăng béo phì do ăn trễ, ăn tối sẽ tích tụ mỡ. Thay vào đó, nên khuyên trẻ ăn đủ ba bữa nhưng với số lượng vừa đủ theo nhu cầu.

Bỏ uống sữa sẽ giúp hạn chế tăng cân thêm
Biện pháp sai lầm thứ hai về chế độ ăn mà trẻ hay cha mẹ thường hay thực hiện là cho trẻ nghỉ uống sữa. Sữa là nguồn cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất đạm cho trẻ phát triển đặc biệt là tầm vóc. Bỏ sữa ở trẻ sẽ làm trẻ không phát triển hết tiềm năng thể lực của mình. Thay vào đó nên thay bằng sữa tươi không đường và có thể sử dụng sữa tách béo khi trẻ trên 3 tuổi. Nghiên cứu cho thấy cung cấp lượng canxi đầy đủ thông qua chế độ ăn uống đầy đủ đặc biệt là chứa sữa sẽ giúp phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ em. 

Phải cho trẻ béo phì chơi thể thao
Vận động là một trong những lời khuyên mà bác sĩ hay đưa ra đối với trẻ béo phì. Tuy nhiên vận động bao gồm nhiều loại hình chứ không chỉ là chơi thể thao. Vận động có thể thông qua di chuyển (đi bộ, đạp xe), giải trí (trò chơi vận động của trẻ), thông qua công việc (làm việc nhà, làm vườn…) và thông qua tập thể dục và cuối cùng là chơi thể thao. Hãy giúp trẻ vận động mọi lúc mọi nơi trong ngày và qua mọi hoạt động của trẻ. Nên khuyến khích trẻ vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày để phòng chống thừa cân béo phì. 

Đi điều trị béo phì mỗi năm 1 lần
Có nhiều trường hợp cha mẹ để đến hè sẽ đưa trẻ đi điều trị béo phì một lần. Việc điều trị như vậy có rất ít tác dụng. Béo phì là một bệnh mạn tính liên quan đến hành vi. Do đó việc điều trị cần tái khám nhiều lần qua đó bác sĩ và người nhà cùng xác lập những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn về cân nặng và hành vi và điều chỉnh các hành vi qua nhiều lần tái khám. Thông thường một đợt điều trị phải kéo dài qua 6 lần tái khám cách nhau mỗi tháng. 

Để chuẩn bị cho trẻ một tương lai tương sáng thì không chỉ có trí tuệ mà còn có một thể lực cân đối và một sức khỏe tốt.


Đạp xe đi học cũng là một biện pháp tăng cường vận động, 
phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ em


ThS.BS Trần Quốc Cường
TPKHTH Trung tâm Dinh dưỡng



 

Các tin khác

  • Đái tháo đường - Gánh nặng sức khỏe toàn cầu