TIN TỨC TỪ SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

THƯ MỜI

THÔNG BÁO


Ngày đăng :   26/12/2019

Ngày đăng :   03/11/2019

Ngày đăng :   27/09/2019

VĂN BẢN


Ngày đăng :   16/12/2019

Ngày đăng :   01/12/2019

Ngày đăng :   16/11/2019

Đề tài nghiên cứu

Khảo sát mối tương quan giữa sự thay đổi đường huyết, tâm lý ăn uống với mức độ đói/ no sau ăn các thực phẩm thông thường ở người bình thường

Tóm tắtMục tiêu: Khảo sát mối tương quan giữa sự thay đổi đường huyết, tâm lý ăn uống với mức độ đói/ no sau ăn ở người bình thường


Phương pháp: Đây là khảo sát lặp lại trên cùng một đối tượng, gồm 30 người từ 18-40 tuổi, khỏe mạnh, được đánh giá 3 yếu tố tâm lý ăn uống (khả năng kiềm chế, mất kiểm soát và háu đói), thông qua bảng câu hỏi vê 3 yếu tố ăn uống (TFEQ). Các đối tượng này cũng đánh giá mức độ no/ mức độ giảm đói và được lấy máu mao mạch để xác định mức độ tăng đường huyết sau ăn 4 nhóm thực phẩm thông dụng, gồm nhóm trái cây, thực phẩm giàu đạm, thực phẩm giàu carbohydrate (CHO) và 12 bữa ăn sáng truyền thống. Mức độ no, mức độ giảm đói được đo trước và mỗi 15 phút sau ăn các bữa ăn khảo sát (có mức năng lượng giống nhau ≈ 240 kcal/ người) trong vòng 2giờ. Đường huyết được đo trước và sau ăn 30’, 60’ và 120’. Sau đó các đối tượng được ăn bữa ăn tùy chọn (kiểu buffet), lượng thực phẩm ăn vào của bữa ăn này được ghi nhận để tính tóan năng lượng và thành phần dinh dưỡng. Khối lượng thực phẩm ăn vào trong ngày sẽ được ghi nhận bằng nhật ký ăn uống. Mức độ no, giảm đói, mức tăng đường huyết được tính bằng tỷ số diện tích tăng lên dưới đường cong trong vòng 120 phút của thực phẩm khảo sát. Mối tương quan giữa mức tăng đường huyết với mức độ no được xác định ở mỗi thời điểm 30, 60, 120 phút sau khi ăn thực phẩm khảo sát. Mối tương quan giữa 3 yếu tố tâm lý với năng lượng ăn vào ở bữa tự chọn và năng lượng trong ngày cũng như mức độ giảm đói, mức độ no được xử lý bằng Spearman đơn. 

     Kết quả: Mức tăng đường huyết có tương quan với khả năng làm no của thực phẩm sau ăn 30 phút, 60 phút (r = 0.1, p < 0.05; r =0.1, p< 0.05) nhưng không tìm thấy mối tương quan ở thời điểm 120 phút. Mối tương quan giữa mức tăng đường huyết và khả năng làm no ở nhóm giàu CHO có tương quan thuận và mạnh dần  trong vòng 120 phút (r = 0.15, p < 0.05; r =0.2, p< 0.01; r=0.23, p < 0.001). Nhóm trái cây (với thành phần chủ yếu là đường đơn, đường đôi và nước) chỉ ảnh hưởng tới khả năng làm no ở thời điểm 30 phút. (r = 0.22, p < 0.05). Ngược lại nhóm thực phẩm giàu đạm, chứa CHO không nhiều nên không thể làm tăng đường huyết máu (ngoại sinh) ngay sau ăn nên chỉ tới thời điểm 60 phút, mới ảnh hưởng tới mức độ no (r=0.32, p<0.01). Nhóm thức ăn sáng, phối hợp các thực phẩm khác nhau thì lại không tìm thấy mối tương quan giữa mức tăng đường huyết và khả năng làm no ở bất kỳ thời điểm nào.

Khả năng kiềm chế tương quan nghịch với năng lượng bữa ăn tự chọn sau 120 phút (r = -0.33, p < 0.0001) trong khi mất kiểm soát có tương quan thuận với năng lượng buffet (r = 0.18, p < 0.0001). Háu đói có tương quan yếu với năng lượng ăn vào của bữa tự chọn và năng lượng trong ngày. Không tìm thấy mối tương quan giữa khả năng kiềm chế, mất kiểm soát với mức độ giảm đói, mức độ no và mức tăng đường huyết. Thế nhưng háu đói tương quan nghịch với mức độ giảm đói và mức độ no (r= -0.17, p < 0.0001 và r = -0.15, p< 0.01 tương ứng).

      Kết luận: Kết quả khảo sát giúp hiểu thêm vai trò của tâm lý về ăn uống trong việc đáp ứng của cơ thể với thực phẩm thông qua mức tăng đường huyết và cảm giác đói no, năng lượng ăn vào ở bữa ăn kế tiếp. Đồng thời cũng cung cấp thông tin về mối tương quan khác nhau giữa mức tăng đường huyết và khả năng làm no của các nhóm thực phẩm để qua đó giúp lựa chọn thực phẩm phù hợp khi xây dựng thực đơn cho các nhóm bệnh lý khác nhau.

 

Abstract

ASSOCIATIONS OF CHANGES IN BLOOD GLUCOSE CONCENTRATION, EATING BEHAVIOR WITH CHANGES IN HUNGER / SATIETY SENSATION AND ENERGY INTAKE IN THE HEALTHY YOUNG ADULT PEOPLES

     Objective: To investigate the associations of blood glucose change, eating behavior with hunger/satiety changes and energy intake in the normal peoples.

     Methods: A within – subject, repeated measurements study was performed in 30 healthy subjects (age: 18-40y). Prior to the study, the volunteers were screened on the 3 factors of eating behavior (restraint, disinhibition and hunger) using three factors eating questionaire (TFEQ). Satiety/ hunger level and blood samples were obtained before and after having 4 group of common foods included fruits, protein rich foods, CHO rich foods and breakfast (BK) meal. In term of experimental foods, same serving size (240 kcal) for both food group and BK meal were provided. Satiety/ hunger level were collected before having experimental foods (baseline) and every 15 minutes after having experimental foods in 120 minutes. Blood samples were at fasting and at the 30’, 60’ and 120’ after having experimental foods for measurements of glucose concentration. Then, subjects were provided an ad-libitum meal (buffet-style). Food intake in this buffet meal were collected to estimate energy intake. The food intake in subsequent the rest of the day were also collected in each subject by food diary. Changes in satiety index score and bood glucose concentration during the experimental period were calculated by incremental area under the 120-min (iAUC) of each tested food. Simple Spearman was applied to investigated the assocition between 1) blood glucose changes and satiety changes in each periods at 30, 60, 120 min.; 2) eating behavior and energy intake (from buffet meal and in subsequent the rest of the day ), hunger / satiety changes.

     Result: Changes in bood glusose were positively corelated with satiety level after having foods at 30, 60 min (r = 0.1, p < 0.05; r =0.1, p< 0.05) but not at 120 min. In the CHO rich foods, these corelations become stronger by the time around 120 min (r = 0.15, p < 0.05; r =0.2, p< 0.01; r=0.23, p < 0.001). In the fruits group, the correlation reach statistical significance at 30min. (r = 0.22, p < 0.05). In contrast, the blood glucose level can not raised highly immediately after having protein rich foods because of little CHO amount in it’s content. So it only impacted of satiety at 60min.(r=0.32, p<0.01). There was no significant corelations between bood glusose changes and satiety level in the beakfast meal at any time.

Restraint was nagatively corelated with energy intake from buffet meal after 120 min (r = -0.33, p < 0.0001) while disinhibition was positively corelated (r = 0.18, p < 0.0001). Hunger were corelated with energy intake from buffet meal and daily energy intake. The associations of  restraint, disinhibition and hunger with satiety level were not found, but hunger were negatively corelated with  hunger induce / satiety level (r= -0.17, p < 0.0001 and r = -0.15, p< 0.01).

       Conclusion:

 The results of this study indicated the role of eating behavior disorders in human responses  to food stimulations by showing changes in the glucose concentrations and hunger, satiety sensation, energy intake. We also found the different associations of changes in glucose responses with different food compositions thereby providing  information in food seletions in nutrition therapy

Tạ Thị Lan, Trần Bích Vân, Lê Thị Kim Quí,

 Đỗ Thị NgọcDiệp, Lê Nguyễn Trung Đức Sơn.

Trung Tâm Dinh Dưỡng TP. HCM

 

Các tin khác