TIN TỨC TỪ SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

THƯ MỜI

THÔNG BÁO


Ngày đăng :   04/02/2020

Ngày đăng :   03/02/2020

Ngày đăng :   03/02/2020

VĂN BẢN


Ngày đăng :   07/02/2020

Ngày đăng :   07/02/2020

Ngày đăng :   07/02/2020

DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE

LỰA CHỌN MÓN ĂN NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tết là dịp để gia đình đoàn tụ, quây quần bên nhau, hàn huyên tâm sự và không thể thiếu những bữa cơm ấm cúng cùng người thân. Không phải tự nhiên ông bà xưa lại nói là “ăn Tết” - vì Tết đến, chắc chắn nhà nào cũng chuẩn bị những món ăn cổ truyền như bánh chưng, giò chả, thịt đông, canh măng nấu chân giò, canh bóng thả, nem rán (chả giò)…ở miền Bắc; miền Trung thì có bánh tét, gà luộc, giò, thịt heo ngâm mắm và các món mặn để lâu được như tôm rim; thịt kho tàu…; miền Nam thì cũng có bánh tét nhưng khác bánh tét miền Trung là nhiều đậu xanh, nhiều thịt hơn, và còn có bánh tét nhân ngọt, bên cạnh đó người miền Nam luôn có một nồi thịt kho trứng,dưa kiệu và canh khổ qua nhồi thịt…

Những món ăn truyền thống trong ngày Tết đều là những món nhiều năng lượng, chất bột đường, chất béo và nhiều muối…là những thành phần mà người đang mắc bệnh đái tháo đường cần ăn kiêng. Vậy làm sao để người đang mắc bệnh đái tháo đường ăn Tết đầy đủ nhưng vẫn an toàn cho sức khỏe, tận hưởng những ngày Tết vui vẻ nhưng vẫn giữ được mức đường huyết an toàn?

Nếu không phải nhập viện hoặc đang điều trị các biến chứng của bệnh đái tháo đường thì người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn chung cùng gia đình và ăn được tất cả các món cổ truyền ngày Tết, chỉ cần chú ý ăn bằng với số lượng thực phẩm trong khẩu phần ăn của mình như ngày thường.

  • Nếu ngày thường mỗi bữa ăn một chén cơm lưng thì ngày Tết có thể ăn một góc tám (1/8) bánh chưng loại một ký, hoặc ½ chén xôi, hoặc 5-6 cái bánh tráng cuốn với thịt kho rau sống…và không được ăn thêm cơm trong bữa ăn đó.
  • Nếu ăn cơm với món thịt kho hột vịt thì nên ăn phần nạc bỏ mỡ, ăn ½ quả trứng vịt chứ không nên ăn cả 1 quả, hạn chế chan phần nước thịt kho để tránh đưa vào cơ thể nhiều chất béo và nhiều muối.
  • Củ kiệu, dưa hành, dưa món, dưa giá đều là những món ăn kèm không thể thiếu với bánh chưng, thịt đông, giò chả, thịt kho cho đỡ ngán, kích thích vị giác, giúp dễ tiêu hóa và dễ ăn trong ngày Tết, nhưng lại có khá nhiều đường và muối; móng giò, giò thủ, thịt đông không những chứa nhiều muối mà còn nhiều chất béo không có lợi cho sức khỏe, người bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn thật ít các thực phẩm này nếu rất thèm.
  • Thường các món ăn ngày Tết nhiều bột đường và chất béo, vì vậy nênlưu ý mua nhiều rau củ để trong ba ngày Tết vẫn đảm bảo có rau củtrong mỗi bữa ănđể tăng chất xơ, giúp giảm bớt việc hấp thu chất béo, làm chậm hấp thu đường vào máutránh việc tăng đường huyết nhanh sau ăn, ngoài ra còn phòng ngừa táo bón. Nên ăn rau củ hấp,luộc(thay vì xào sẽ phải thêm dầu ăn), nên chuẩn bị sẵn xà lách, dưa leo, cà chua để khi cần là có ngay đĩa salad trộn dầu dấm.
  • Trái cây ngày Tếtrất phong phú với nhiều loại quả như mận, bưởi, mãng cầu, thơm, quýt, đu đủ, xoài, … là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất rất cần cho mọi người nhất là những người lớn tuổi. Một người ăn khoảng 200 - 250g trái cây mỗi ngày là đủ, riêng người bệnh đái tháo đường nên chọn các trái cây ít ngọt nhiều chất xơ như bưởi, ổi, sơ ri, mận, táo… muốn ăn trái cây ngọt thì nên ăn xen kẽ các bữa ăn chính. Ăn trái cây nguyên miếng sẽ tốt hơn xay nhuyễn hay chỉ ép lấy nước uống.
  • Ngày Tết, thì nhà nào cũng có bánh, kẹo, mứt, các loại nước ngọt,… là những thực phẩm chứa nhiều đường hấp thu nhanh dễ làm tăng đường trong máu nên người bệnh đái tháo đường nên chú ý. Nên lựa loại bánh kẹo, sữa, cà phê, nước ngọt ăn kiêng với chỉ số đường huyết thấp (GI < 50 ) sử dụng an toàn cho người bệnh đái tháo đường. Ngoài ra, nên mua các loại hạt như hạnh nhân, hạt óc chó, hạt điều, hạt bí, hạt dưa…để ăn chơi thay cho các loại mứt.

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường cần chú ý những gì để vui Xuân, ăn ngon miệng mà vẫnan toàn cho sức khỏe?

  • Cho dù con cháu, họ hàng, bạn bè và khách đến chơi nhiều thì người bệnh đái tháo đường cố gắng duy trì 3 bữa ăn chính đúng giờ. Chú ý sắp xếp lịch đi chúc Tết hợp lý để tránh việc phải ăn uống không đúng giờ.
  • Tránh mời khách đến nhà tập trung ăn uống dồn dập, ăn quá nhiều bữa trong ngày. Nếu bữa trưa đã ăn linh đình với bạn bè họ hàng, thì sáng và chiều chỉ nên ăn nhẹ với bún, miến, canh măng...
  • Khi ăn cơm khách, không nên ăn nhiều những món hàng ngày, chỉ thưởng thức những món “đặc sản” của nhà khách để vui lòng gia chủ mà không bị nạp quá nhiều năng lượng.
  • Uống nước lọc hoặc nước trà xanh thường xuyên sẽ giúp giảm cảm giác thèm ăn vặt, tránh những thức uống khác như nước ngọt, nước đóng lon có ga ...
  • Riêng bia rượu là thức uống khó tránh trong ngày Tết, nhưng để đảm bảo sức khoẻ, không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày, tương đương tối đa 2 lon bia 330 ml hoặc 2 chum rượu mỗi chum 30 ml.
  • Cùng với chế độ ăn, người bệnh đái tháo đường phải nhớ uống thuốc đầy đủ hàng ngày đúng giờ, tránh mải vui quên thuốc hoặc có tâm lý “kiêng” uống thuốc vào ngày Tết thì sẽ rất nguy hiểm.

 

Các tin khác

  • LỰA CHỌN MÓN ĂN NGÀY TẾT CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG